TIN TỨC

Ăn cam, quýt, bưởi: Lành – bổ tùy tạng người! 

    Qua bao chiêm nghiệm, dân gian đã đúc kết rằng “Cam hàn, quýt nhiệt, bưởi tiêu”. Vậy nhưng hằng ngày, đa số chúng ta vẫn sử dụng các loại trái cây họ cam quýt này không cách thoải mái, vô tình gây ra nhiều bệnh tật, hay kéo dài 1 vài bệnh lẽ ra đã lành từ lâu.
    Theo phân tích khoa học, quan điểm Tây y, cam là loại trái cây lành tính, chứa nhiều nước, sinh tố B1, B2, nhất là sinh tố C, chất ngọt… mà bệnh nhân, người ốm yếu sử dụng. Vậy nên cam là thực phẩm thường được ưu tiên mang đi thăm các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, người suy nhược…
    Trong khi đó, theo PGS.TSKH Bùi Quốc Châu, đã đến lúc cần xem xét lại quan điểm này, kể các với các loại trái cây khác như chuối già (chuối tiêu) và một số sản phẩm sữa (sữa đặc). Bởi thức ăn, thức uống có liên quan trực tiếp với sức khỏe, đặc biệt là những người đang có bệnh.
    Quan điểm này của GS.TSKH Bùi Quốc Châu nghe có vẻ bị nghiêm trọng hóa bởi cam là hoa quả quen thuộc và hằng ngày có biết bao người ăn cam thường xuyên mà đâu có vấn đề gì. Thật ra, chúng ta quên mất mình đang khỏe. Điều GS-TSKH Bùi Quốc Châu muốn nhấn mạnh là ảnh hưởng của CAM với những người mắc các bệnh hư hàn (thường thuộc về các bệnh mạn tính, tức là bệnh kéo dài đã lâu, cơ thể yếu ớt, suy nhược.
    Con người vốn rất kỵ với những gì thuộc âm – đồng nghĩa với sự chết, yếu ớt. Trong khi dương đồng nghĩa với sự sống, sự khỏe mạnh.
    Bởi đứng ở góc độ y lý phương Đông, cam thuộc ÂM (hàn lạnh), tức là có tính mát – lạnh. Do đó, tình trạng các bệnh sau sẽ bị ảnh hưởng không nhiều thì ít khi ăn cam: đau mỏi cổ, gáy, vai; nhức đầu kinh niên, viêm phổi cấp tính, viêm loét dạ dày, bệnh đường ruột, viêm tai giữa, ghẻ mủ, trĩ nội, u nhọt, cảm hàn, huyết áp thấp, đổ mồ hôi lạnh, mệt tim, lả người.
    Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, 1 người bình thường chưa có bệnh rõ rệt, cụ thể, nếu thường xuyên ăn cam sẽ rất dễ mắc một trong các bệnh nêu trên tùy cơ thể họ suy yếu cơ quan nội tạng nào. Trường hợp đã bị một trong những bệnh trên, nếu nghĩ rằng cần ăn cam bồi bổ thì sẽ lầm to vì vô tình ta đang nuôi bệnh thêm trầm trọng.
    Qua nghiên cứu trên các bệnh nhân, thầy Châu nhận thấy đa số bệnh nhân đều sử dụng cam với mục đích hay thói quen vừa nêu trên. “Và người bệnh rất mau lành khi ngừng ăn cam theo lời khuyên của chúng tôi”, thầy Châu cho biết.
    Đặc biệt, với những bệnh nhân vừa mổ xẻ, nếu ăn cam sẽ dễ bị nhiễm trùng, vết thương mưng mủ và chảy nước vàng hoài. Các trường hợp viêm tai giữa, viêm xoang cũng tương tự. Điều trị vừa xong mà ăn cam thì ngày mai có thể có mủ trở lại. Bởi trái cây mang tính chất âm sẽ lạnh, sinh nhiều tân dịch, mềm nhũn, rã rời – môi trường tốt cho vi trùng sinh sôi nảy nở.
    Do tác dụng sinh nhiều tân dịch nên người nào nóng nhiệt, ăn cam và sẽ thấy mát. Tuy nhiên, ở những trường hợp bị viêm phổi, phổi có nước, ăn cam sẽ rất nguy hiểm, thậm chí gây chết người vì phổi sẽ tiết thêm nhiều tân dịch, gây khó thở, tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi nhanh.
    Tóm lại, trước khi ăn cam, cần lưu ý tình trạng sức khỏe để không biến trái lành thành trái độc.
    Cuối cùng, thầy Châu đề xuất: bệnh nào ăn uống/kiêng ăn gì phải nghiên cứu kỹ và hệ thống hóa thành bảng hướng dẫn tại các cơ sở y tế cũng như truyền thông rộng rãi để người thăm bệnh hiểu và mua đồ ăn thức uống phù hợp. Nếu làm được việc này, bệnh nhân sẽ mau khỏi bệnh. Bệnh viện sẽ sớm có chỗ trống để lo cho người khác.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *